• Trang chủ
  • Kiến thức quảng cáo
    • Quảng cáo Facebook
    • Quảng cáo Google
    • Quảng cáo Tiktok
    • Quảng cáo Youtube
    • Quảng cáo Zalo
  • Dịch vụ quảng cáo
  • Kiến thức Marketing
    • Kiến thức Website
    • Kiến thức SEO
  • Digital Marketing
    • Facebook marketing
  • Blog
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kiến thức quảng cáo
    • Quảng cáo Facebook
    • Quảng cáo Google
    • Quảng cáo Tiktok
    • Quảng cáo Youtube
    • Quảng cáo Zalo
  • Dịch vụ quảng cáo
  • Kiến thức Marketing
    • Kiến thức Website
    • Kiến thức SEO
  • Digital Marketing
    • Facebook marketing
  • Blog
No Result
View All Result
No Result
View All Result

Brand voice là gì? Tại sao brand voice lại quan trọng?

ATPby ATP
12/05/2023
in Kiến thức SEO
0
Brand voice là gì? Tại sao brand voice lại quan trọng?

Brand voice là gì? Giọng nói thương hiệu, tiếng anh được gọi là Brand voice, thuật ngữ này chỉ cách thức thương hiệu truyền tải nội dung ra thế giới bên ngoài bằng âm thanh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến các bạn đọc, cùng tham khảo nhé!

Table of Contents

  • Brand voice là gì?
  • Tại sao brand voice lại quan trọng?
  • Phân biệt Tiếng nói thương hiệu (Brand Voice) và Giọng điệu thương hiệu (Brand Tone)? 
  • Làm thế nào để xác định giọng nói và giọng điệu cho thương hiệu?
    • Tìm hiểu đối tượng mục tiêu
    • Tham khảo thị trường
    • Liệt kê các tính từ phù hợp 
    • Lập bảng phân tích giọng nói thương hiệu

Brand voice là gì?

Brand voice là gì? 1
Brand voice là gì?

Theo định nghĩa của Hubspot, tiếng nói thương hiệu là khía cạnh tính cách mà thương hiệu đó bộc lộ ra qua cách truyền đạt của mình. Nó đóng vai trò như một quy chuẩn phát ngôn, quyết định thương hiệu nói gì và nói như thế nào. Đồng thời, tiếng nói thương hiệu phải độc nhất và phản chiếu được giá trị của thương hiệu đó. Chỉ có như thế, thương hiệu mới có thể tồn tại tách biệt và nổi trội.

Một điểm lưu ý nữa khi “nhào nặn” Brand Voice cho thương hiệu: Cần phải đồng nhất giọng điệu trên mọi nền tảng. Số liệu từ Crowspring cho thấy 90% khách hàng tiềm năng mong muốn nhìn thấy một tông giọng nhất quán từ thương hiệu trên các nền tảng khác nhau. Điều

Xem thêm Hiệu ứng Domino là gì? Lý do áp dụng hiệu ứng Domino trong Marketing

Tại sao brand voice lại quan trọng?

Tại sao bạn nên quan tâm đến giọng nói thương hiệu của công ty mình? Tại sao bạn không thể lựa chọn bất kỳ ngôn ngữ, phong cách nào bạn cảm thấy thích cho các sản phẩm truyền thông?

Môi trường digital marketing đang ngày càng đông đúc. Cuộc cạnh tranh gắt gao ấy là nơi diễn ra hàng trăm, hàng nghìn cuộc thảo luận, mua bán hàng ngày từ các thương hiệu và người dùng. Bạn chỉ có thể vượt lên trên đối thủ khi biết tận dụng content, hình ảnh, logo, tính năng sản phẩm… biến chúng trở nên độc đáo, nhất quán với nhau.

Giọng nói thương hiệu giúp công ty bạn nổi bật giữa đám đông. Trong Sprout Social Index, những người tiêu dùng được khảo sát có lý do tại sao một số thương hiệu nổi bật hơn những thương hiệu khác. 40% cho biết nội dung đáng nhớ, 33% cho biết cá tính riêng biệt và 32% cho biết cách kể chuyện hấp dẫn. Trong cả ba khía cạnh này, giọng nói thương hiệu đóng một vai trò quan trọng. Bạn không thể có cá tính riêng biệt nếu không có tiếng nói thương hiệu riêng biệt.

Phân biệt Tiếng nói thương hiệu (Brand Voice) và Giọng điệu thương hiệu (Brand Tone)? 

Brand voice là gì 2
Phân biệt Tiếng nói thương hiệu (Brand Voice) và Giọng điệu thương hiệu (Brand Tone)? 

Giống như chúng tôi đã đề cập ở trên, tiếng nói sẽ phản ánh tính cách tổng thể của thương hiệu mà bạn đã xây dựng, nó cần nhất quán và không thay đổi.

Brand Voice của bạn nên đáp ứng được một số yêu cầu nhất định:

  • Khác biệt và độc nhất: khi bắt tay xây dựng một tiếng nói thương hiệu, hãy bỏ ngay suy nghĩ bắt chước cách nói hài hước của Baemin, cách thể hiện thông tin thú vị như ASOS hay bắt chước brand voice của bất kì thương hiệu nào. Mỗi thương hiệu đều mang những tính cách và đặc điểm khác nhau. Bạn phải tạo ra một tiếng nói đại diện cho chính thương hiệu của bạn.
  • Dễ dàng được nhận diện: Hiểu đơn giản, khách hàng có thể đọc một phần nội dung và nhận ra nó đến từ thương hiệu của bạn không? Phải đảm bảo câu trả lời là có.
  • Hỗ trợ và bổ sung: Nó nên có khả năng tương tác với phần còn lại trong bộ nhận diện thương hiệu của bạn. Nói cách khác, tiếng nói là một “mảnh ghép” hoàn hảo trong bức tranh toàn cảnh về “hình dáng” thương hiệu của bạn.
  • Sự đồng nhất: Cho dù bạn đang đăng một bài viết thú vị trên trang Facebook của mình hay đang trả lời email của khách hàng, thì tiếng nói thương hiệu của bạn phải được quan tâm hàng đầu và trở thành mối liên hệ nội dung  đồng nhất cho tất cả mục tiêu mà bạn cung cấp.

Làm thế nào để xác định giọng nói và giọng điệu cho thương hiệu?

Tìm hiểu đối tượng mục tiêu

Để tiết kiệm thời gian và không gây xao nhãng trong quá trình xác định giọng nói, điều đầu tiên bạn cần hiểu rõ đối tượng khách hàng mình hướng tới.

Phân khúc nằm ở độ tuổi nào, sở thích, thói quen của họ là gì, hành vi của họ trên Internet là gì, họ đang sử dụng các trang trực tuyến nào, tất cả những thông tin này sẽ hỗ trợ bạn tuyệt đối khi xây dựng giọng nói thương hiệu.

Hãy nhớ rằng, giọng nói thương hiệu không chỉ để thể hiện bản sắc doanh nghiệp mà nó còn phải nói lên được suy nghĩ và giải quyết khúc mắc của khách hàng. Cho nên, chuẩn bị bảng thống kê chi tiết nhất thông tin về đối tượng này, bạn sẽ đi đúng hướng theo chiến lược thương hiệu và đạt được mục đích cuối cùng.

Xem thêm Email Marketing là gì? Ích lợi của marketing bằng Email

Tham khảo thị trường

Brand voice là gì? Thông thường, các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực, ngành nghề sẽ dễ trùng lặp trong việc xác định tính cách thương hiệu. Ở bước này, nhiệm vụ của bạn là làm sao giảm thiểu khả năng giống nhau nhất có thể so với đối thủ khác.

Giọng nói thương hiệu không đòi hỏi sự khác biệt hoàn toàn, nhưng quan trọng bạn cần nhấn mạnh điểm nổi bật của bản thân, chứ không phải gây nhầm lẫn cho khách hàng trong quá trình tìm hiểu.

Liệt kê các tính từ phù hợp 

Sau khi đã có thông tin về khách hàng và thị trường, đã đến lúc vận dụng vốn từ của bạn để tìm ra những tính từ hình mẫu cho thương hiệu.

Các tính từ chọn lựa đòi hỏi bám sát mục đích chiến lược thương hiệu đã đề ra, có khả năng tiếp cận đối tượng mục tiêu, thể hiện được tính cách và truyền tải được mong muốn của thương hiệu đến với người tiêu dùng.

Giới hạn số lượng tính từ cũng là điều cần thiết trong quá trình này. Bởi càng tham lam chọn lựa nhiều thì khách hàng sẽ càng khó khăn hơn trong việc nhận diện. Tốt nhất, chỉ nên khoanh vùng từ 3-5 từ, như vậy, khả năng truyền tải thông tin sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Xem thêm Viral marketing là gì? ưu điểm của viral marketing mà bạn nên biết?

Lập bảng phân tích giọng nói thương hiệu

Brand voice là gì 3
Lập bảng phân tích giọng nói thương hiệu

Brand voice là gì? Để bổ trợ tốt nhất cho chiến lược thương hiệu, giúp hoạt động truyền thông đi đúng hướng, chúng ta cần một bảng phân tích chi tiết bao gồm 4 yếu tố: tính cách mà giọng nói cần thể hiện, mô tả sơ lược về tính cách đó, những điều nên và không nên làm trong quá trình sử dụng.

Qua bài viết trên đã Dichvuquangcao.vn đã cung cấp các thông tin về Brand voice là gì? Tại sao brand voice lại quan trọng?. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc. Cảm ươn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này nhé!

Lộc Đạt – Tổng hợp

Tham khảo ( advertisingvietnam.com, maludesign.vn, … )

Previous Post

Automation marketing là gì​? Automation marketing hoạt động thế nào?

Next Post

Những thông số cần biết khi thuê cloud server

Next Post
Những thông số cần biết khi thuê cloud server

Những thông số cần biết khi thuê cloud server

Bài viết mới

  • Web Tăng Follow Tiktok Miễn Phí, Uy Tín Và Đơn Giản Nhất
  • Chuyên gia chia sẻ hướng đi “chuyển mình” cho Google Ads 2024
  • Những điều mà bạn cần lưu ý khi chọn mua sim tứ quý 8 giá rẻ
  • Cách tương tác với khách hàng hiệu quả trong kinh doanh
  • Tại sao nên chọn dịch vụ quảng cáo trên Facebook trọn gói

Về Chúng Tôi

Dịch vụ quảng cáo là website share các dịch vụ quảng cáo, tư vấn quảng cáo, marketing online hiệu quả. Các thông tin, kiến thức marketing, quảng cáo…

Danh mục

  • Blog
  • Dịch vụ quảng cáo
  • Digital Marketing
  • Facebook marketing
  • Kiến thức Marketing
  • Kiến thức quảng cáo
  • Kiến thức SEO
  • Kiến thức Website
  • Quảng cáo Facebook
  • Quảng cáo Google
  • Quảng cáo Tiktok
  • Quảng cáo Zalo

Liên kết

  • Trang chủ
  • Kiến thức quảng cáo
  • Dịch vụ quảng cáo
  • Kiến thức Marketing
  • Digital Marketing
  • Blog

© 2025 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kiến thức quảng cáo
    • Quảng cáo Facebook
    • Quảng cáo Google
    • Quảng cáo Tiktok
    • Quảng cáo Youtube
    • Quảng cáo Zalo
  • Dịch vụ quảng cáo
  • Kiến thức Marketing
    • Kiến thức Website
    • Kiến thức SEO
  • Digital Marketing
    • Facebook marketing
  • Blog

© 2025 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.