Trong hoạt động kinh doanh, việc cạnh tranh giữa các thương hiệu với nhau sẽ là tiền đề để các doanh nghiệp phát triển sản phẩm, dịch vụ tốt hơn từ đó mang lại nhiều giá trị cho người dùng. Trong đó, nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh xem họ đang làm gì để xây dựng chiến lược kinh doanh và marketing nổi bật hơn đối thủ là vấn đề được rất nhiều doanh nghiệp thực hiện.
Trong nội dung bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về lý do vì sao doanh nghiệp phải phân tích đối thủ cạnh tranh và quy trình thực hiện hiệu quả. Mời bạn đọc cùng tham khảo!
Table of Contents
Vì sao phải phân tích đối thủ cạnh tranh?
Phân tích đối thủ cạnh tranh là hoạt động doanh nghiệp tiến hành các phương pháp nghiên cứu, xác định và đánh giá quá trình các doanh nghiệp trong thị trường cung cấp dịch vụ, sản phẩm để từ đó tìm ra lợi thế cạnh tranh của mình so với đối thủ trên thị trường.
Thông qua quá trình phân tích đối thủ, doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn về giá trị của mình và đối thủ trong mắt của khách hàng từ đó mang đến nhiều lợi ích như sau:
Nắm rõ thông tin về mức độ bão hòa của thị trường, những cơ hội kinh doanh cũng như thách thức của tổ chức.
Hiểu rõ khách hàng nhận thức như thế nào về các doanh nghiệp trên thị trường, trong đó có doanh nghiệp và đối thủ trong cùng phân khúc.
Tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của mình so với đối thủ từ đó có phương án khắc phục và cải tiến hiệu quả.
Xem thêm bài viết “Cơ hội kinh doanh là gì và cách nắm bắt cơ hội kinh doanh” được các chuyên gia của Bizfly chia sẻ để mọi người hiểu rõ hơn về cơ hội kinh doanh.
Quy trình các bước phân tích đối thủ cạnh tranh
Việc phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ được trải qua quá trình gồm các bước như sau:
Bước 1: Thiết lập danh sách đối thủ
Đầu tiên trong quá trình phân tích, mọi người cần liệt kê các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong cùng phân khúc mà doanh nghiệp đang triển khai. Hãy thiết lập dựa trên các tiêu chí như cùng bán một loại sản phẩm, cơ sở kinh doanh giống nhau, đối thủ mới hoặc đã kinh doanh lâu năm, tiếp thị theo hướng nhân khẩu học giống nhau…
Bước 2: Phân loại đối thủ
Sau khi đã thiết lập được danh sách các nhóm đối thủ cạnh tranh của mình thì bước tiếp theo chúng ta cần đi vào phân loại đối thủ để dễ dàng phân tích
Có thể phân chia đối thủ cạnh tranh theo 3 cấp độ: đối thủ trực tiếp, gián tiếp và tiềm ẩn. Trong đó:
Cạnh tranh trực tiếp: Đây là đối thủ cùng phân khúc thị trường, sản phẩm và khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp
Cạnh tranh gián tiếp: Đây là đối thủ kinh doanh sản phẩm và dịch vụ tương tự nhưng với tệp khách hàng khác.
Cạnh tranh tiềm ẩn: Là những đối tượng có liên quan có thể tiếp thị sản phẩm khác nhưng cho khách hàng mục tiêu cùng phân khúc với doanh nghiệp. Có thể là những đối tác hoặc đối thủ cạnh tranh trong tương lai khi họ mở rộng thị phần.
Bước 3: Thu thập thông tin đối thủ
Lúc này, doanh nghiệp sẽ tiến hành đi thu thập thông tin từ các đối thủ trong danh sách của mình để phân tích. Mục tiêu cần thu thập thể hiện ở 5 thông tin chính như sau: Thông tin tổng quan, sản phẩm, dịch vụ mà đối thủ cung cấp, kênh phân phối, chiến lược marketing và đối tượng khách hàng mục tiêu.
Bước 4: Lập bảng phân tích
Sau khi đã có những thông tin cơ bản về đối thủ thì bước tiếp theo cần làm đó là lập một bảng phân tích để xác định xem đối thủ và doanh nghiệp đang có điểm gì hơn kém nhau từ đó đưa ra được phương án triển khai tiếp theo.
Để phân tích đối thủ hiệu quả, mọi người có thể sử dụng 5 mô hình như sau: Mô hình SWOT, mô hình 5 lực lượng, mô hình phân nhóm chiến lược, mô hình ma trận hình ảnh CPM và mô hình đa giác cạnh tranh.
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về quá trình phân tích đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp từ lý do vì sao doanh nghiệp phải phân tích đối thủ cho đến quy trình triển khai hiệu quả với 4 bước cùng 5 mô hình phân tích đối thủ hiệu quả. Hy vọng với nội dung bài viết trên mọi người đã có thêm nhiều kinh nghiệm cho mình.
Nguồn bài viết được tham khảo tại đây: https://bizfly.vn/techblog/phan-tich-doi-thu-canh-tranh.html – Bizfly.vn